Năm 2012 là một năm nhiều thách thức nữa của kinh tế toàn cầu, nhưng không ít doanh nhân vẫn gặt hái thành công khi chèo lái doanh nghiệp của mình tới những thành quả kinh doanh mới.
Tạp chí
Fortune đã công bố danh sách những doanh nhân của năm (
Businessperson of the Year). Được lựa chọn vào danh sách này là những doanh nhân của các công ty lớn, đã có những động thái kinh doanh đầy khôn ngoan và sáng tạo, giúp doanh nghiệp đạt tăng trưởng tích cực về doanh thu và lợi nhuận.
1. Jeff Bezos
Chức vụ: Sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) hãng bán lẻ trực tuyến Amazon
Bezos đã xây dựng nên “đế chế” bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới Amazon từ con số 0. Ông luôn ưu tiên những lực ích dài hạn hơn là lợi nhuận ngắn hạn, và triết lý kinh doanh này đã mang đến những hiệu quả tuyệt vời. Sinh năm 1964, Bezos hiện là chủ nhân khối tài sản 19 tỷ USD, nằm trong số những người giàu nhất nước Mỹ.
Không chỉ là kho sách trực tuyến khổng lồ, Amazon hiện còn được xem như một cửa hàng bách hóa tổng hợp trực tuyến. Tính đến đầu năm nay, trênwebsite của Amazon đã có hơn 20 triệu mặt hàng được bày bán. Trong vòng 1 năm qua, doanh thu của Amazon đã tăng 31%.
2. Tim Cook
Chức vụ: CEO hãng công nghệ Apple
Gần đây, ban lãnh đạo của Apple có một số xáo trộn về nhân sự. Tuy nhiên, năm đầu tiên ngồi ở ghế CEO Apple của Cook đã được đánh dấu bằng một số thàh công đáng kể. Giá cổ phiếu Apple đã vọt lên mức cao nhất mọi thời đại 705,07 USD/cổ phiếu; chiếc điện thoại mới nhất iPhone 5 đạt mức doanh số kỷ lục hơn 5 triệu chiếc trong tuần đầu tiên ra mắt.
3. Brian Roberts và Steve Burke
Chức vụ: Roberts (trái) là CEO hãng truyền thông Comcast, Burke là CEO hãng truyền thông NBCUniversal
NBCUniversal là một công ty con của Comcast. Chính CEO Roberts là người đã quyết định đầu tư 13,8 tỷ USD vào NBCUniversal và “ván bạc” này đã đem lại những kết quả tích cực. Dưới sự chèo lái của Burke, NBCUniversal năm nay nhận được mức đánh giá và doanh thu quảng cao trong thời gian diễn ra Olympics London, bên cạnh nhiều thành công của xưởng phim NBC.
Ngoài ra, vào tháng 7, Comcast đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ 50% cổ phần của Microsoft tại trang tin tức MSNBC.com với giá khoảng 300 triệu USD. Với thương vụ này, Comcast nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đối với MSNBC.com.
4. John Donahoe
Chức vụ: CEO mạng đấu giá trực tuyến eBay
Trong vòng 4 năm kể từ ngày Danahoe trở thành CEO của eBay, mạng đấu giá trực tuyến này đã có những cú bứt phá ngoạn mục sau thời gian “lờ đờ” trước đó. Trong quý 3 vừa rồi, mảng kinh doanh chủ chốt của eBay là Marketplaces đạt doanh thu 1,8 triệu USD doanh thu, cao nhất trong nhiều năm. Trong khi đó, dịch vụ thanh toán PayPal của eBay đang phát triển nhanh tới mức Donahoe dự đoán mảng này sẽ sớm vượt qua Marketplaces về doanh thu trong 3 - 5 năm nữa.
5. Oh-Hyun Kwon
Chức vụ: CEO hãng điện tử Samsung
Trước khi trở thành CEO của Samsung vào tháng 6 năm nay, Kwon là người đứng đầu bộ phận kinh doanh linh kiện của tập đoàn trị giá 149 tỷ USD này. Dưới sự lãnh đạo của Kwon, Samsung đã trở thành nhà sản xuất con chip lớn thứ nhì thế giới, sau Intel. Hiện Kwon đang ở trong một cuộc đối đầu nảy lửa với Apple, khách hàng và cũng là đối thủ cạnh tranh số 1 của Samsung.
6. Larry Page
Chức vụ: Đồng sáng lập kiêm CEO công cụ tìm kiếm trực tuyến Google
Từ khi bắt đầu đảm nhiệm cương vị CEO Google vào tháng 4/2011, Page đã thổi một luồn năng lượng mới vào công ty. Ông đã thực hiện tái cấu trúc bộ máy quản lý nhằm tăng trách nhiệm cho các nhân vật quản lý hàng đầu, đồng thời loại bỏ hàng loạt sản phẩm không cần thiết. Tìm kiếm và quảng cáo hiện vẫn là nguồn thu chính của Google, nhưng Page cũng đã và đang đầu tư mạnh vào các sản phẩm mới như Android, Chrome, YouTube và Google +. Hiện Google đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của những đối thủ sừng sỏ như Amazon, Apple và cả Facebook.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì công cụ tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo là "vũ khí" chính của Google, Page cũng đầu tư mạnh vào nền tảng Android, Chrome, YouTube và Google+.
7. Carlos Brito
Chức vụ: CEO hãng bia Anheuser-Busch Inbev
Vị CEO gốc Brazil này thường xuyên xuất hiện trong văn phòng với quần jeans và áo sơ mi giản dị. Hãng bia AB InBev mà ông đang lãnh đạo là kết quả thương vụ trị giá 52 tỷ USD vào năm 2008, trong đó hãng Anheuser-Busch của Mỹ sáp nhập vào InBev - một liên doanh của Bỉ và Brazil.
Năm ngoái, doanh thu của Budweiser tại Mỹ đã giảm xuống vị trí thứ ba, sau các đối thủ Bud Light và Coors. Thực tế này thúc đẩy Brito đi đến những tham vọng mua lại mới. Tháng 6 năm nay, AB InBev tuyên bố kế hoạch thâu tóm hãng đồ uống lớn nhất của Mexico là Grupo Modelo, hãng đồ uống lớn nhất của Mexico với giá 20 tỷ USD. Hiện thương vụ này vẫn chưa được Bộ Tư pháp Mỹ thông qua. Thậm chí, giới phân tích cho rằng, Brito còn có ý định thâu tóm hãng PepsiCo.
8. Ajay Banga
Chức vụ: CEO hãng thẻ MasterCard
Trước khi trở thành CEO của MasterCard, Banga - một người gốc Ấn - đã từng nắm giữ cương vị CEO của ngân hàng Citigroup. Ông muốn MasterCard sẽ dẫn đầu cuộc cách mạng thanh toán di động. Đầu năm nay, MasterCard đã công bố dịch vụ ví điện tử PayPass, một hệ thống giúp khách hàng thanh toán trên điện thoại hoặc trực tuyến mà không cần nhập thông tin thẻ của họ.
Ngoài ra, hãng này cũng đầu tư mạnh vào thị trường thẻ trả trước tại các nền kinh tế mới nổi như Mexico, Nam Phi và Brazil. Bởi thế mà 60% doanh thu của MasterCard hiện đến từ các thị trường ngoài Mỹ. Kể từ khi Banga bắt đầu ngồi ghế CEO MasterCard cách đây 2 năm, giá cổ phiếu hãng này đã tăng hơn gấp đôi, vượt mức tăng của đối thủ Visa.
9. Rex Tillerson
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO hãng dầu l Exxon Mobil
Hồi đầu năm nay, Tillerson nói rằng, những nhà sản xuất khí đốt tự nhiên như Exxon đang “mất cả áo mặc” vì giá khí đốt giảm mạnh. Tuy nhiên, để bù đắp cho sự sa sút của giá khí đốt, Exxon đã đẩy mạnh khai thác các mỏ dầu và các vụ thâu tóm tài sản như tăng cổ phần trong mỏ dầu đá phiến Bakken ở North Dakota, đầu tư vào sản xuất khí methane ở Australia, chính thức hóa quan hệ đối tác với công ty quốc doanh OAO Rosneft của Nga…
Năm ngoái, doanh thu của Exxon Mobil đạt hơn 450 tỷ USD, vượt qua hãng bán lẻ Wal-Mart để dẫn đầu danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn.
10. Bill McNabb
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO quỹ tương hỗ Vanguard
Những con số về Vanguard đã nói lên tất cả về tài lãnh đạo của CEO McNabb. Từ khi McNabb lên lãnh đạo quỹ này vào 2008, thời điểm chỉ vài tuần trước khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ, Vanguard đã âm thầm trở thành quỹ đầu tư tương hỗ (mutual fund) lớn nhất nước Mỹ, quản lý số tài sản 2,2 nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Từ tháng 1-9/2012, Vanguard thu hút được 113 tỷ USD tiền vốn, nhiều hơn bất kỳ thời kỳ cả năm nào trong lịch sử 37 năm của quỹ này.
Phương Anh
Theo Fortune